Các cấp độ sạch yêu cầu trong sản xuất dược phẩm
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12/11/2021
Ba nguyên tắc cơ bản của GMP đó là: 1) giảm thiểu lỗi do con người gây ra, 2) ngăn ngừa nhiễm bẩn và suy giảm chất lượng dược phẩm, 3) thiết kế nên một hệ thống có thể bảo đảm chất lượng ở mức cao. Đây cũng chính là các yếu tố cốt yếu nhằm góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do chúng ta không thể đặt cả dây chuyền sản xuất vào trong một môi trường đóng kín nên việc tạo ra và duy trì một môi trường sản xuất chống nhiễm bẩn và ngăn ngừa sự suy giảm chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một dược phẩm đạt chuẩn. Để đảm bảo môi trường sản xuất chống nhiễm bẩn và không bị suy giảm chất lượng cần phải duy trì cấp độ sạch nhất định cho môi trường sản xuất đó.
Một không gian kín trong đó các hạt bụi, tiểu phân trong không khí (nếu có) và nhiệt độ, độ ẩm, luồng khí cấp v.v… được kiểm soát được gọi là phòng sạch. Chức năng của phòng sạch là bảo đảm một cấp độ sạch nhất định theo phân cấp, tương ứng với số lượng và kích cỡ của hạt bụi cho phép tồn tại trong một đơn vị thể tích không khí nhất định. Phân loại cấp sạch căn cứ theo Tiêu chuẩn Liên bang 209E của Hoa Kỳ đã áp dụng từ rất lâu. Sau một thời gian dài tồn tại, nó đã bị hủy bỏ do sự ra đời của Tiêu chuẩn ISO 14644-1 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế nhưng vẫn còn được áp dụng theo quy ước. Tuy nhiên, hiện nay nó đã bị bãi bỏ hoàn toàn bởi hệ thống tiêu chuẩn ISO. Trong ISO 14644-1, cấp độ sạch được quy định theo số lượng tối đa cho phép của tiểu phân ở một kích thước nhất định trên một mét khối không khí và nó được dùng phổ biến như tiêu chuẩn chung về phòng sạch.
Phòng sạch công nghiệp thường để chỉ phòng sạch trong ngành sản xuất chất bán dẫn hoặc máy móc chính xác, trong khi phòng sạch trong sản xuất dược phẩm và công nghiệp thực phẩm được gọi là phòng sạch sinh học, vì nó còn được kiểm soát cả về mặt sinh học. Đặc biệt, về phương diện môi trường sản xuất thuốc vô trùng, cấp độ sạch cần thiết được quy định rõ trong các yêu cầu của GMP. Tuy nhiên, ba cơ quan chức năng (Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản) lại đưa ra các yêu cầu riêng về việc áp dụng cấp độ sạch của môi trường sản xuất thuốc vô trùng.
FDA Hoa Kỳ quy định rõ tiêu chuẩn trong tài liệu “Hướng dẫn thực hành sản xuất vô trùng theo cGMP áp dụng cho dược phẩm vô trùng: Châu Âu thì quy định trong “Phụ Lục 1 của GMP Châu Âu”, trong khi Nhật Bản thì quy định trong “Hướng dẫn sản xuất thuốc vô trùng thông qua quy trình vô trùng” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi ban hành dưới dạng một Sắc lệnh. Đối với môi trường sản xuất thuốc không thuộc nhóm vô trùng như thuốc rắn phân liều (OSD), mặc dù WHO đã ban hành Hướng dẫn bổ sung về “Thực hành Tốt Sản xuất dành riêng cho hệ thống HVAC áp dụng cho các dạng bào chế không thuộc nhóm vô trùng” trong Phụ lục 5 của Tài liệu Báo cáo Kỹ thuật WHO, số 961 năm 2011, nhưng hiện nay vẫn không có hướng dẫn chính thức nào khác thể hiện các quy định chi tiết về cấp sạch. Vì vậy, mỗi nhà sản xuất thường thiết lập cấp độ quản lý trong sản xuất bằng cách tham chiếu các hướng dẫn cụ thể rõ ràng cho thuốc vô trùng. Thực tế hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất đều bố trí khu vực sản xuất của mình ở Cấp 100,000 tại điều kiện tĩnh.
Do việc thiết sót về các quy định chi tiết và sự khác biệt về các tài liệu hướng dẫn nên để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể cần phải có sự tư vấn và hướng dẫn của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm.